Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nice

Tuyên uý: Lm Paul Marie Phạm Hoàng Trí Dũng

LỊCH SỬ CỘNG ĐOÀN NICE CÔTE D’AZUR 
Cộng Đoàn Mân Côi - Nice

1. Thoáng nhìn Thành lập : 1957 ; Số giáo dân : 150. Các sinh hoạt chính yếu : Thánh lễ hàng tháng, giáo lý, rửa tội, hôn phối, thăm viếng. Kể từ khi cha tuyên úy Giuse Phạm Phúc Khánh qua đời (07.07.2006), cộng đoàn không có tuyên úy. Người đại diện là Ông Jean Bosco Hoàng Trung Thượng.

2. Lịch sử : Năm 1962, cha Giuse Phạm phúc Khánh đến nhập giáo phận Nice-Cannes và được bổ nhiệm làm việc tại giáo xứ Notre Dame de Bon Voyage. Hai năm sau, 1964, đức cha Mouisset chính thức đặt cha Khánh làm tuyên úy cho Cộng Đoàn Công Giáo Nice–Côte d’Azur. Nhưng mãi tới năm 19.12.1969 mới chính thức đăng sắc lệnh bổ nhiệm trong báo địa phận "Nouvelles Religieuses" số 45.

3. Sinh hoạt : Theo lời yêu cầu của cha Tuyên Úy, giáo dân đề cử ông H. Gueit làm hội trưởng, ông đã già lại có bà vợ nằm liệt giường, nên ông ít ra khỏi nhà, ai muốn gặp thì lại nhà ông. Năm sau, ông Hồ Văn Trực được làm chánh hội, với sự cộng tác của bà Hồng Thị Cúc, ông Trực sốt sáng tập họp các bà mỗi khi có giám mục Việt Nam đến Nice vào dịp Tết. Ngay từ 1969, năm nào ban Tuyên Úy cũng tổ chức tết cho Việt kiều trong miền. Lúc đó chưa có đoàn thể nào xuất hiện, nên hút được từ hai, ba trăm người cả lương lẫn giáo đến xem văn nghệ. Lễ Tết có chừng 60 người tham dự và sau đó là bữa cơm chung thì cả trăm người, và văn nghệ suốt cả buổi chiều. Ba năm thời ông Trực làm hội trưởng là lúc Ban Tuyên Úy sống động nhất. Sau ông Trực thì đến ông A. Saur làm hội trưởng. Tuyên Úy vẫn tiếp tục tổ chức Tết, nhưng số người ít đi, và ông Saur từ chức không có người thay thế.

Từ năm 1980, Tuyên úy hoạt động với một ban cố vấn gồm có bà Phạm Ngọc Thuần, bà Marie Trần Thị Năm, ông Hoàng Trung Thượng và ông Võ Văn Thanh. Kể từ 1999 đã gửi một đại diện đi dự khoá Gặp Gỡ các Đại Diện Cộng Đoàn tại vùng Paris vào dịp lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Tết được thu gọn lại, chỉ có Thánh Lễ và bữa cơm chung với 30-40 người dự. Chỉ cuộc hành hương Laguet hàng năm vào tháng 10 vẫn còn được nhiều người tham dự. Năm 1982, tổ chức chia sẻ Lời Chúa liên gia, nhưng không thành công. Một tục lệ lâu dài suốt 35 năm, là mỗi năm vào dịp lễ Lá, cộng đoàn mời một linh mục tới giảng cấm phòng, số người tham dự khá đông, lên tới 25-30 người.

4. Cộng Đoàn rất hân hạnh được sự hiện của nhiều đấng bậc : Đức Cha Antoine Nguyễn Văn Thiện, nguyên giám mục giáo phận Vĩnh long, đến Nice từ năm 1985. Tuy mắt bị lòa, tai điếc, chân yếu, nhưng tâm trí rất sáng suốt. Ngài hiện ngụ tại Maison de Retraite Jean Dehon. Ngày 13.03.2006, ngài đã mừng thượng thọ 100 tuổi. Đức cha Jacques Huỳnh Văn Của, nguyên giám mục phó giáo phận Phú Cường, đến hưu tại Nice từ 1990 và qua đời 1995. Cha Paul Lê Văn Vĩnh, gốc Mỹ Tho, tình nguyện đến làm việc tại Nice với chức vụ phó xứ Saint Pierre d’Arène và phó Chưởng ấn toà án hôn phối từ 1990 đến 1996. Ngoài ra, kể từ 2002, trong các sinh hoạt của Cộng Đoàn, có sự hiện diện và tham gia tích cực của cộng đoàn nữ tu Bác Ái Chúa Kitô, gốc Giáo phận sài Gòn, hiện có năm chị vừa học, vừa làm việc tại một nhà thương tâm thần Sainte Marie tại Nice. Đồng thời có hai chủng sinh Việt Nam mới được giáo phận đón qua và sẽ vào chủng viện Nice.

5. Sau cơn giông trời lại sáng : Giữa lúc sinh hoạt của Cộng Đoàn đang tiến đều thì cha Giuse Phạm Phúc Khánh đã được Chúa gọi về (07.07.2005). Lễ an táng của cha được tổ chức trọng thể vào ngày 13.07.06… Sau thời gian vắn bàng hoàng, Cộng đoàn lấy lại thế khí, sinh hoạt đều đặn, thánh lễ hàng tháng đông đảo hơn, giáo phận quan tâm đến nhiều hơn. Nhiều người nghĩ : "Đó là nhờ lời bầu cử của Cha Pham Phúc Khánh"

Thánh Lễ Tạ Ơn 50 Năm Hồng Ân 28/04/2019

Thành Lập Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Nice, Pháp 

 Để kỷ niệm mừng lễ Kim Khánh, 50 năm thành lập cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Nice, Pháp. Chúng ta có dịp nhìn lại một chặng đường dài lịch sử của nửa thế kỷ trôi qua  (1969-2019) . Con số vừa tròn 50 năm hồng phúc. Trong bầu không khí hân hoan chất chứa nhiều cảm xúc, theo dòng thời gian đã có biết bao là thăng trầm. Từ những ngày thành lập cộng đoàn và mãi cho đến hôm nay, thăng ít trầm nhiều. Tuy vậy, cũng đủ cho chúng ta chứng minh một hành trình đức tin. Sự hiện diện con cháu các thánh từ đạo, hòa nhập cùng với các cộng đoàn ngoại kiều khác trên đất khách quê người, trong địa phận Nice. 
Đúng 15g00, Chúa nhật ngày (28.04.2019) thánh giá dâng cao đi trước, đoàn đồng tế tiến vào ngôi Thánh Đường cỗ kính và rộng lớn của dòng Don Bosco Nice, Pháp. Bài ca nhập lễ vang lên nghe thật cảm động. Vì đó là tâm trạng của  dân Chúa bị đi lưu đày ở Babylone khát khao ngày trở về quê hương, Đất thánh.  “Đi về nhà Chúa, đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi! Đi về nhà Chúa, đi về nhà Chúa, như dân xưa đi về Thánh đô. Đi về nhà Chúa, đi về nhà Chúa, tâm tư con đã bao đợi chờ” (Hương Trầm).  
Chủ sự thánh lễ Tạ Ơn Kim Khánh 50 năm thành lập cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Nice, Pháp, do Đức giám mục André MARCEAU, Giám mục Giáo phận Nice, cùng đồng tế với các Ngài trong thánh lễ có Đức cha BONFILS, giám mục Danh dự, hưu trí. Phó tế Philippe COLLET, trưởng ban mục vụ ngọai kiều địa phận Nice. Cha Gilbert Nguyễn Văn Sang, trưởng ban tuyên úy đoàn Việt Nam, đến từ Paris. Cha Phaolô-Maria Phạm Hoàng Trí Dũng, tuyên úy cộng đoàn Nice. Cha Phaolô Lý Bảo Định,  tuyên úy tiền nhiệm của cộng đoàn Nice đến từ Grasse. Cha Phêrô Nguyễn Công Lương, Sdb, cha Vinh Sơn Liêm Trần Ngọc Minh Tuấn, Sdb, đến từ Lyon và có rất đông quý cha khách trong và ngoài địa phận. Cùng hiệp dâng thánh lễ có sự hiện diện của Sơ Maria Hoa thuộc Dòng Đa-Minh, đảm trách phần nhạc trưởng ban ca đoàn, tập các bài múa dâng lễ, kết lễ và cắm hoa. Sơ Maria Thành thuộc Hội Dòng Xavières, đảm trách về âm nhạc, Sơ Maria-Matta Bính Ngọc, phụ trách phần dâng hoa và có rất đông quý sơ đến từ những cộng đoàn ngọai kiều khác. Cộng đoàn dân Chúa đến từ khắp nơi có khoảng chừng 300 giáo dân. 
Trước khi thánh lễ bắt đầu, cha Phaolô-Maria Trí Dũng, tuyên uý cộng đoàn có đôi lời chào mừng và  trình bày đôi nét về tiểu sử của cộng đoàn cho Đức Giám mục André MARCEAU, vị chủ chăn của Giáo Phận. Đức giám mục Jean BONFILS, quý cha đồng tế , quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã nhận lời mời đến tham dự thánh lễ Tạ ơn. 
Đôi nét sơ lược điểm dấu thời gian 50 năm, cho chúng ta có tầm nhìn lạc quan, cơ hội để mừng lễ tạ ơn. Mốc thời gian của ba giai đoạn chính: sau trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ 1954, người Pháp rút trở về nước, trong số đó có những người có đạo, gốc Việt lai Pháp. Có các cha người Pháp biết nói tiếng Việt, và cũng có các cha sinh viên Việt năm du học còn bị kẹt lại ở hải ngoại. Buổi ban đầu, họ thành lập từng nhóm nhỏ khác nhau, hội đoàn, dần dần thành cộng đoàn. Tiếp theo là sau tháng tư 1975, làn sóng người Việt bỏ nước ra đi xin tỵ nạn khắp nơi trên thế giới. Sau cùng là dưới hình thức di dân, kẻ đi trước rước người đi sau. 
Năm 1964, Đức cha Jean MOUISSET bổ nhiệm cha Giuse Phạm Phúc Khánh, làm tuyên úy cho CĐCGVN  vùng Nice, Côte d’Azur . Nhưng mãi cho đến ngày  (19.12.1969)  mới chính thức đăng sắc lệnh bổ nhiệm trong trang báo của địa phận số 45  “Nouvelles Religieuses” . Trùng hợp vào ngày lễ tạ ơn đúng 16 năm cha Giuse thụ phong linh mục tại Rôma. Từ đây, cộng đoàn chính thức có cha tuyên úy Việt Nam, chuyên cần chăm sóc mục vụ cho mọi sinh hoạt chính yếu như: thánh lễ, giáo lý, rửa tội, hôn phối, thăm viếng... Được biết, kể từ năm 1961 cha Giuse Khánh đã có mặt và làm việc giúp Giáo xứ người Pháp  “Notre Dame de Bon Voyage”, thuộc Giáo phận Nice. 
Giáo phận Nice, cộng đoàn dân Chúa, giáo dân Việt Nam rất hân hạnh có sự hiện diện và gặp gỡ hai Đức giám mục nghỉ hưu tại địa phận: Đức cha Antôn Nguyễn văn Thiện, khẩu hiệu  “Thực hành và chân lý” (13.03.1906)  - (13.05.2012) nguyên Giám mục Giáo phận Vĩnh Long, 7 năm. Giám mục Việt Nam duy nhất cùng đồng tế với Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, dịp tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam. Ngài qua đời tại nhà hưu dưỡng Jean-Déhon, Mougins, Nice, hưởng thọ 106 tuổi.  
Đức cha Giacôbê Huỳnh Văn Của, Khẩu Hiệu  ‘Trong bình an”   (01.11.1915)  -  (09.01.1995)  nguyên Giám mục phó, Giáo phận Phú Cường, 6 năm. Năm 1978, tình trạng sức khỏe Đức cha suy yếu vì bệnh tim. Ngài sang Pháp để điều trị thời gian 17 năm và an nghỉ tại  Laghet (Trung Tâm Hành Hương)  của địa phận Nice, hưởng thọ 80 tuổi.  
Tháng 10 năm 2003, vì lý do thiếu ơn gọi tận hiến của Giáo hội Pháp, cũng như của Giáo hội địa phương. Đức Cha Jean BONFILS, nguyên giám mục địa phận, xin hai ơn gọi chủng sinh cho địa phận Nice, đến từ Chủng viện Simon Hòa, thuộc GP Đà Lạt, Giáo hội Việt nam. Thầy Phaolô-Maria Phạm Hoàng Trí Dũng và Thầy Phaolô Lý Bảo Định, được gửi sang và gia nhập vào Chủng viện  Notre Dame de Laghet, thuộc GP Nice. 

Năm 2005, cha Giuse Phạm Phúc Khánh, tổ chức mừng lễ tạ ơn 40 năm thành lập cộng đoàn. Rồi vài tháng sau, một ngày không ai mong đợi. Đột ngột quá! Chúa đã đến gọi cha cố Giuse về nhà Chúa bất ngờ, thế là cha đã thi hành xong một đời công tác mục vụ  “Mọi sự đã hoàn tất”  tròn 40 năm tuyên úy chăn dẫn đoàn chiên Chúa, với 52 năm mục tử  (1953 - 2005 ) và 82 năm làm con Chúa  (1923 - 2005). 

Từ năm  (2005-2011)  cộng đoàn  “mồ côi cha”  không còn cha tuyên úy trong suốt thời gian này. Ông Gioan-Bosco Hoàng Trung Thượng là người đứng ra đại diện cho cộng đoàn, tiếp nối mọi sinh hoạt vẫn giữ nguyên truyền thống như thời của cha cố Giuse. Mỗi Chúa Nhật đầu tháng, Ông mời linh mục người Pháp đến dâng thánh lễ cho cộng đoàn bằng song ngữ Pháp - Việt. Những dịp lễ trọng như Giáng Sinh và Phục Sinh, mời linh mục sinh viên Việt nam từ nhà MEP  (Hội Các Cha Thừa Sai Paris)  đến dâng thánh lễ và giải tội cho giáo dân. 
Tháng 9 năm  (2011-2016) , 5 năm tuyên úy. Hồng ân Chúa như cơn mưa đầu mùa trở lại. Đức cha Louis SANKALÉ chính thức bổ nhiệm cha Phaolô Lý Bảo Định, làm tuyên úy cho cộng đoàn công giáo Việt Nam. Một niềm vui thật lớn lao vì đã hơn 6 năm không có cha tuyên úy. Cha thành lập thêm Ca Đoàn Mân Côi, ca hát ngợi khen trong mỗi Thánh lễ Chúa nhật đầu tháng thật sốt sắng.  

Mùa hè năm 2013, cộng đoàn công giáo Việt nam Nice, cùng với các cộng đoàn công giáo Việt nam trên khắp nước Pháp hành hương về Đức Mẹ Lộ Đức, mừng kỷ niệm 25 năm tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt nam. Tháng 11 năm 2014, cha tổ chức cho cộng đoàn một chuyến đi thăm viếng và hành hương về thành Rôma.  

Tháng 9 năm 2016, Đức cha André MARCEAU, Ngài tuyên chuyển cha P.M Trí Dũng về vùng  Giáo xứ Tende . Đồng thời, Đức cha đề cử cha P.M Trí Dũng làm tuyên úy cho cộng đoàn thay thế cha P. Bảo Định.  

Tháng 5 năm 2017 cha tổ chức cho anh chị em giáo dân trong cộng đoàn và không cùng tôn giáo một chuyến hành hương dịp kỷ niệm mừng 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima  (1917-2017) . Khởi hành từ miền Tây nam nước Pháp, tới Lộ Đức nghỉ đêm và kính viếng Đức Mẹ, hôm sau tiếp tục lên đường tới Tây Ban Nha viếng mộ thánh Giacôbê Tông đồ, và điểm cuối cùng tiến tới làng Fatima. 

Đức cha MARCEAU, Ngài có đôi lời tâm tình và nhắn nhủ với cộng đoàn như sau:  " Anh chị em như những viên đá sống động, tạo nên chi thể và nét mặt tươi sáng cho Giáo Hội này. Làm cho Giáo hội địa phương thêm phong phú, cũng chính vì thế mà hôm nay chúng ta cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.  
Cộng đoàn công giáo Việt Nam của anh chị em thật sống động như những viên đá mới. Nói lên được cảm xúc trang sử đau thương, bằng hành động và sự hiện diện mà cha Phaolô-Maria vừa nhắc đến. Vâng, chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho những năm tháng trôi qua, cho những gì anh chị em đã dầy công xây dựng một cách tốt đẹp, điều đó mới là quan trọng.  
Chúng ta nhận ra được sức mạnh Chúa Kitô Phục sinh là sức mạnh  lớn lao nhất trong đời sống của anh chị em. Có thế, anh chị em liên kết với các cộng đoàn ngọai kiều khác, để vững vàng tiến bước trên con đường hy vọng. 
Hôm nay, chúng ta mừng lễ Chúa nhật thứ II Phục sinh, cũng là ngày lễ kính lòng thương xót Chúa. Chúng ta cũng nên nhớ rằng: Tình yêu của Thiên Chúa, không giới hạn ranh giới". 
Cộng đoàn Việt nam biết rõ điều đó, bởi cộng đoàn của anh chị em thuộc vào nhóm các cộng đoàn ngọai kiều trong địa phận. Đó là nơi mà chúng ta cùng nhau trở thành chứng nhân bởi những khác biệt về văn hóa và lịch sử cội nguồn. Xin kính lòng Chúa xót thương anh chị em trong địa phận này.  
Chúng ta sẽ cùng nhau nghe trong bài đọc II thật sống động. Danh người sống động, còn chúng ta là những kẻ sống không ngừng nghỉ được mời gọi trở nên thánh. Chúng ta mang Tin Mừng của Chúa, Thánh tâm Chúa kitô Phục sinh đi khắp mọi nơi.  
Giờ đây, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn để bước vào Thánh lễ sốt sắng với niềm vui của Chúa Kitô Phục sinh. Cùng đồng tế với tôi đây có Đức cha BONFILS, chính Ngài đã có lần dâng Thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Tôi hy vọng hôm nay đây, lễ kim khánh 50 năm thành lập cộng đoàn Việt Nam, cũng là dịp khơi lại cho Ngài nhiều kỷ niệm đẹp". 

Bài đọc I "Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng". Cv 5, 12-16 

Đáp ca: "Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 135, 1) 

Bài đọc II "Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời". Kh 1, 9-11a, 12-13. 17-19 

Kế tiếp là phần công bố Tin mừng của Thánh Gioan. Ga 20, 19-31 
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến". do cha Gibert Nguyễn Văn Sang chia sẻ lời Chúa bằng song ngữ Pháp-Việt.  

“Câu chuyện của Tôma có thể nói là người cứng lòng tin, khi nghe các môn đệ khác kể lại cho Tôma biết đã gặp Chúa Giêsu Phục sinh. Tôma tiếc nếu tôi không đặt bàn tay của tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin. Khi tám ngày sau Chúa hiện đến và bảo Tôma hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng tin. Lúc ấy Tôma không còn cần sờ vào cạnh sườn Thầy nữa, vì đã thấy nên ông tin. Câu chuyện Tôma cũng là câu chuyện của cộng đoàn chúng ta. Hãy là cộng đoàn chiêm niệm, cầu nguyện, truyền giáo khi chúng ta không cùng một chí hướng, một đức tin...” 
Phần dâng của lễ truyền thống như bánh với rượu hương, hoa quả đầu mùa. Diễn tả qua bài múa gồm 3 nữ áo dài và 3 nam áo dài khăn đống.  
"Của lễ góp về dâng Chúa. Là bao sướng vui đau buồn. Dâng ước vọng mai sau. Dâng tháng ngày đã qua. Nguyện dâng lên cả cuộc đời còn đang rong ruổi gian trần. Nguyện Chúa thương nhận lễ con dâng. Nguyện Chúa ban nhiều thánh ân" . Hiến Lễ Tình yêu.  

(Tác giả: Nhạc Thế Thông - Lời: Miên Ly)  

Phần hiệp lễ với bài hát  “Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền hồng ân Chúa cao vời Chúa đã làm cho con. Chân đi đạp đồi non biển đời bao sóng gió. Ngài đỡ nâng con dù nguy biến vẫn ở cùng con. Yêu thương làm hành trang ngọn đèn tim thắp sáng. Môt đời vui như đàn chim hót suối reo đầu ngàn.  (Lm. nhạc sĩ Oanh Sông Lam) 

Và sau cùng phần kết lễ bằng một bài múa tâm tình và đầy cảm xúc . Chúa chờ đợi lời thưa “Xin Vâng” của chúng ta như Người đã chờ đợi lời thưa “Xin Vâng” của Mẹ Maria năm xưa.  "Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, trời với đất rất đỗi vui mừng,  
ngọt ngào như dòng suối mát giữa nơi sa mạc, huyền nhiệm quá muôn đời tiếng “xin vâng”. Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn Thánh ý Chúa Cha, Mẹ thưa xin vâng với Tin Mừng của con chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng với tác động của Chúa Thánh Linh, con muốn theo Mẹ sống xin vâng với trái tim thảo hiền".  (Hương Trầm) 

Sau Thánh lễ, cộng đoàn trân trọng kính mời tất cả quý khách chuyển sang phòng hội, xem phim trình thuận về lịch sử cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Nice, lịch sử và đời sống đức tin của Giáo hội Việt nam. Tiếp theo là vỡ kịch do anh Khánh biên soạn và làm đạo diễn về cuộc tử đạo của cha thánh Philipphê Phan Văn Minh, linh mục bị bắt tại nhà ông Giuse trùm Lựu, họ đạo Mặc Bắc, thuộc địa phận Vĩnh Long. Cha thánh Philippê Minh bị xử trảm tại Đình-Khao ngày  03.07.1853. Còn thánh Giuse trùm Lựu bị chết rũ tù ngày 02.05.1854.  

Tiếp theo, cộng đoàn mời quý khách thưởng thức các tiết mục văn nghệ gồm các bài múa nón, múa 3 miền, múa dân tộc, múa võ thuật và sau cùng bài đơn ca  “Xin chào Việt Nam”. 

Sau các tiết mục văn nghệ cộng đoàn chiêu đãi cho tất cả quý khách các món ăn thuần tuý văn hoá của dân tộc Việt Nam. 

Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Nice, được tồn tại để có ngày hôm nay, mừng đại lễ 50 năm hồng ân, cũng là phép lạ.  “Tạ ơn, vì những lúc buồn vui, Chúa luôn kề bên cùng sớt chia vui buồn” . Tất cả những biến cố đặc biệt được gởi đến hầu để mời gọi con cái đặt trọn niềm tin vào tình thương của Chúa ban. Ơn phù trợ của Đức Mẹ La Vang ở mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta không thể quên đi các Đấng bậc trong và ngoài Địa Phận Nice. Các vị chủ chăn, quý ân nhân trong âm thầm, còn sống cũng như đã qua đời. Công ơn của biết bao đôi bàn tay đã dầy công thành lập và xây dựng. Tin rằng luôn luôn có bàn tay Chúa hiện diện dẫn đưa và gìn giữ cộng đoàn. Chúng ta đã tín thác điều đó trong sự quan phòng của Chúa. Cộng đoàn hoàn thành một món quà thật cao quí, kết thành những bó hoa thiêng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân. Tạ ơn vì những chuỗi ngày dài trong quá khứ luôn có Chúa an bày, đồng hành, nâng đỡ, dắt dìu. Sau cùng, chúng con xin phó dâng lên Chúa những hy sinh, mất mát, buồn vui, lo toan, công việc, sức khỏe, bệnh tật, yếu đuối, tuổi già, và tương lai cộng đoàn những ngày còn lại. Trong đó, gói ghém hết tất cả những tâm tình khi no thỏa trong đồng cỏ xanh tươi, hay khi đang phải gánh chịu thêm nhiều thử thách… 50 năm tất cả là hồng ân. 

Phêrô - Lê Thành Khánh.  

 

 

Histoire de la Communauté Catholique Vietnamienne de Nice Côte d’azur
(Communauté Notre Dame du Rosaire - Nice)

La rencontre d’associations vietnamiennes et de la communauté vietnamienne fondée par le Père Khanh
Un an après avoir été nommé vicaire de la paroisse Notre Dame de Bon Voyage de Cannes, l’abbé Joseph Pham Phuc Khanh avait recherché les adresses des vietnamiens habitant sur la Côte d’Azur. En effet, l’année 1963 avait vu une vague de français d’origine vietnamienne rapatriés arriver en France, la plupart d’anciens combattants ou des eurasiens en majorité chrétiens.
Des associations avaient été fondées comme “Ceux d’Indochine” ou l’association des “Franco-Vietnamiens”. L’Abbé Khanh avait aussi fondé la Communauté Vietnamienne en 1964 et en assurait provisoirement le titre d’aumônier.
L’Abbé Joseph avait souhaité se rattacher à ces associations pour les activités et la célébration des messes. Leurs présidents successifs ont été : Mr Roussel, Mme Pinot, Mr Gueit, Mr Ho Van Truc et le dernier, Mr Saur. Leurs membres étaient de 300 personnes environ.
En décembre 1969, le Père Joseph était officiellement nommé aumônier de la Communauté Vietnamienne par Mgr Mouisset, Évêque de Nice (cf la revue diocésaine “les Nouvelles Religieuses” n° 45). C’était alors une période riche en activités et sur le plan financier.

Les Activités
 La Communauté Vietnamienne célébrait une messe en vietnamien tous les premiers dimanches du mois ainsi que lors des grandes fêtes de Noël et de Pâques. Un prêtre étudiant  vietnamien de Paris était sollicité pour donner des conférences spirituelles pendant trois jours lors des Rameaux ou Pâques. On organisait aussi un pèlerinage au mois de mai ou d’octobre à Laghet  et en août à Lourdes. Pour le Nouvel An Vietnamien (la fête du têt), une messe était célébrée, suivie d’un grand repas au restaurant et d’un spectacle réunissant une centaine de personnes.
En 1975, les associations se sont dissoutes peu à peu, mais une autre vague de réfugiés vietnamiens, les “boat people”, arriva dès 1979 sur la Côte d’Azur …
A cette période, le Père Joseph exerçait un lourd travail d’accueil et d’aide aux réfugiés : la scolarisation des enfants et l’intégration des adultes et cela, sans différenciation de religions. La majorité était bouddhiste mais il y avait aussi des chrétiens. Ils résidaient de façon éparpillée dans le diocèse : de Grasse jusqu’à Menton, en passant par Nice, St Laurent du Var, Antibes, Cannes, etc …
Une équipe d’aumônerie avait été constituée pour aller rendre visite aux personnes âgées, pour prier avec eux et porter la communion aux malades et aux personnes en difficulté.
A partir de 1999, la fréquentation de la messe a diminué en raison du manque d’un lieu de prière fixe et des difficultés de stationnement. Il n’y avait pas plus de 20 participants aux célébrations.
Heureusement, en 2001, le curé, Jean-Louis Giordan, a entendu la détresse du Père Joseph et de Hoang Jean-Bosco et a permis à la Communauté d’utiliser l’église St Jean l’Évangéliste pour exercer toutes les activités qui durent encore jusqu’à maintenant.
La participation devint plus importante, jusqu’à 70 personnes pour la messe mensuelle, et jusqu’à 120 pour les grandes fêtes …
Un des acteurs de la Communauté, Hoang Jean-Bosco , est même devenu membre du Conseil Pastoral Diocésain pendant 7 ans, de 2003 à 2011, et fait encore partie de la Pastorale des Migrants, également bénévole à la paroisse du Bon Pasteur.
En 2009, après avoir participé pendant 2 ans au programme du Synode diocésain, il a aussi animé une Maison d’Évangile en langue vietnamienne pendant 6 ans. Il a également accompagné deux catéchumènes adultes se préparant au baptême.

La disparition du Père Khanh
En juillet 2005, la canicule qui a sévi sur la Côte d’Azur a emporté le Père Khanh …  Il a rejoint le Royaume de Dieu à l’âge de 82 ans.
Hoang Jean-Bosco, un fidèle ayant suivi une formation de laïc permanent en 1996 à Paris, s’est porté volontaire pour assurer la responsabilité de la Communauté jusqu’à l’ordination des deux séminaristes vietnamiens alors en formation à Laghet.
Pendant 6 ans, Jean-Bosco a poursuivi l’œuvre du père Khanh en s’attachant à toujours respecter les traditions de la Communauté.
En septembre 2011, l’Abbé Paul Bao-Dinh Ly a été nommé aumônier de la Communauté Catholique Vietnamienne par Mgr Louis Sankalé puis ce fût au tour de l’Abbé Paul-Marie Pham d’être désigné aumônier en septembre 2016 par Mgr André Marceau, le nouvel évêque de Nice, en remplacement de l’Abbé Paul Bao-Dinh Ly.
Aujourd’hui encore, le souvenir de Joseph Khanh demeure bien ancré dans la Communauté Vietnamienne …
Soyons assurés qu’au Ciel il continue son œuvre en veillant et priant pour tous les membres !…
A nous de poursuivre son travail au service des Vietnamiens de la Côte d’Azur, pour la plus grande gloire de Dieu …

 

                                               

                                                Liên lạc Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nice – Côte d’Azur
                                       Contact de la communauté catholique vietnamienne de Nice – Côte d’Azur

                                                          Lm Tuyên úy Paul-Marie Phạm Hoàng Trí Dũng
                                                                  Email : paulmariepham@gmail.com